Cơn đau kéo dài, từ lúc âm ỉ rồi bùng lên dữ dội như một căn bệnh ung thư quái ác đang di căn. Đau đến mức người ta chỉ muốn tiêm cho nó một liều thuốc tức thì, có thể là morphin, hoặc thuốc độc cũng được. Đuổi ngay HLV, đuổi ngay cầu thủ nọ, cầu thủ kia, đuổi luôn chủ của CLB. Họ không thể chịu đựng nổi nữa. Không biết ngày mai thế nào, nhưng cần phải làm một điều gì đó cho đội bóng này khác đi, có thế thôi.
Điệp khúc ấy đã vang lên trong những ngày cuối cùng của Moyes, Gaal, Mou, và giờ là đến Ole. Những tiếng phản đối có thể gay gắt ở mức độ khác nhau tùy vào từng đối tượng, thường là người sau càng ngày càng bị mắng chửi nhiều hơn người trước. Tựu chung lại là: thất bại, bất lực và cay đắng.
Cảm giác ấy diễn ra trong 8 năm rưỡi qua, và sẽ còn tiếp tục bất chấp HLV của United có là ai đi chăng nữa. Đó là một sự thật không dễ chấp nhận, và cũng không dễ để lý giải. Tại sao một đế chế lớn đến vậy lại bỗng dưng sụp đổ tan tành. Tại sao Chelsea, MC, Liverpool gặt hái vinh quang, còn M.U thì đi xuống dốc nhanh dần đều như thế?
Câu trả lời chung chung thường là do thượng tầng, do giới chủ, do định hướng, do thầy chưa đủ giỏi, do trò chưa đủ hay, do mất bản sắc, do bóng đá thời nay đã khác v v... Dẫn đến một đáp án rất đơn giản là nên thay HLV, thay cầu thủ, thay cả ông chủ. Nhưng nếu thành công dễ mua như thế, thì 8 năm rưỡi đau thương qua đã phải kết thúc lâu rồi chứ. Thực ra lời giải cho câu chuyện thành công trong bóng đá rất dài, và không đội bóng nào giống nhau.
Thực chất một CLB bóng đá hiện đại được tổ chức giống y như một doanh nghiệp, với khách hàng là các fan. Doanh nghiệp có ông chủ (cổ đông), có người đại diện cho ông chủ (HĐQT), có BLĐ/BGĐ trực tiếp vận hành (GĐ điều hành, GĐTT/GĐKT, GĐ tài chính...), có các nhân viên của CLB phụ trách chuyên môn, tuyển dụng, đào tạo cho đến y tế, bếp núc, dọn dẹp. Ban huấn luyện, với HLV trưởng và team trợ lý của mình, chỉ là một thành phần trong hệ thống đó, và ngạc nhiên thay lại là những nhân viên có chức vụ thấp hơn khá nhiều các ông "sếp" của mình. Họ nổi tiếng hơn chỉ vì thường xuất hiện trên truyền hình thôi.
Ở Man United, người ta đã quá quen với một Sir Alex Ferguson làm tất cả mọi thứ. Ông là HLV, là người tuyển dụng, là cha của cầu thủ, là người dẫn đầu tất cả các nhân viên, là người sáng lập ra triều đại huy hoàng của đội, là người điều hành và thiết lập giá trị của tổ chức. CLB đổi chủ mấy lần, nhưng Sir Alex thì còn mãi ở đó. Thời trẻ tại Scotland, Fergie thậm chí còn làm cả hậu cần & truyền thông: trước mỗi trận đấu, Fergie cùng cầu thủ từng phải đi cào tuyến trên SVĐ, rồi ngồi lên một chiếc xe thùng, bắc loa tuyên truyền và bán vé bóng đá dạo khắp các con phố cho người dân bản địa.
Những con người vĩ đại như Sir Alex hay trước đó là Sir Matt đã đến trong lịch sử của Man United, vài chục năm một lần. Rồi họ ra đi. Họ để lại khoảng trống quá lớn, giữa một thế giới bóng đá luôn vận động, khiến cho đội bóng thân yêu của họ không biết đâu là con đường thực sự dẫn đến thành công. Như đã nói ở trên, bản chất của người thành công là luôn có lối đi riêng, không ai giống ai. Và có lẽ, chỉ cần soi mình vào lối đi của những đối thủ thì sẽ hiểu được vì sao Man United lại khốn khó đến như vậy. Hãy xem các đội bóng khác đã lật đổ Man United như thế nào.
MAN CITY, HÌNH MẪU VỀ BÓNG ĐÁ BÀI BẢN
Năm 2008, tỷ phú Mansour mua lại Man City từ tài phiệt Thái Lan Thaksin. Do đã có tấm gương kinh điển từ Roman Abramovich cách đó ít lâu, người Anh cũng chuẩn tinh thần trước sẽ có một cơn bão tiền đổ xuống Etihad. Đúng là Man City tiêu rất nhiều tiền, nhưng không có bản hợp đồng kỷ lục thế giới hay những bom tấn nào, đại loại thế.
Man xanh mua khá đúng giá trị, họ có vẻ muốn xây dựng một đội bóng chứ không phải để làm truyền thông và kiếm tiền. Mansour không giống một gã trọc phú học làm sang, hay vì đam mê mà đâm đầu vào bóng đá. Không hề phá giá thị trường, sa thải HLV vô tội vạ như cách Abramovich đã và đang làm ở Chelsea, hoàng tử kiêm Phó thủ tướng UAE đã và đang dạy cho thế giới biết cách làm bóng đá bài bản là như thế nào. Cuộc đời bóng đá mới có vỏn vẹn 13 năm của Mansour có thể chia ra làm 2 giai đoạn rõ rệt.
Từ 2008 - 2012, mục tiêu chính của Man City là tạo dựng nền tảng, thải hồi quá khứ cũ đen tối. Họ không vội vã mang về những ngôi sao danh tiếng hay những HLV đình đám như Abra từng làm với Mourinho. City đơn giản gắn bó với một HLV trẻ đang lên, Roberto Mancini. Sau thời gian dài gắn bó, Mancini mang về cho họ chức VĐ Premier League đầu tiên trong lịch sử, và chỉ một năm sau, họ đền ơn ông bằng cách... sa thải luôn, để bước vào giai đoạn 2 đầy rực rỡ.
Mansour quyết định thực hiện chiến lược thế kỉ của mình bằng cách chiêu mộ bộ đôi Txiki Begiristain, Giám đốc bóng đá và bạn của ông này, Ferran Soriano, về làm Giám đốc điều hành.
Begiristain, 39 tuổi đã trở thành GĐ bóng đá của Barcelona, người mang về cho Barca nào là Ronaldinho, Deco, Alves, David Villa. Soriano, người điều hành bậc thầy trong các lĩnh vực bóng đá, viễn thông, hàng không, hàng tiêu dùng suốt 20 năm ròng. Hai người này là kiến trúc sư trưởng của Barcelona khi đảm nhiệm các vị trí tương tự ở Barca một thời gian rất dài, từ 2003 – 2008. Nói đến đây thì bạn đã hiểu tại sao Pep Guardiola sẽ gật đầu vô điều kiện với Man City rồi đúng không? Chiến lược lót ổ cho đại bàng của MC bày biện chi ly đến thế, Pep còn có thể đi đâu khác được!
Sự có mặt của bộ đôi xuất chúng ấy biến đổi Man City từ một kẻ thách thức thành một đội bóng có tầm nhìn, có sứ mệnh chinh phục. Họ đủ giỏi để sẵn sàng gạt bỏ những thể loại ngôi sao cứng đầu, huyền thoại hết đát như Tevez, Ballotelli, Joe Hart… Họ định vị Man City trở thành một đội bóng có bản sắc, chơi thứ bóng đá latin hơn bao giờ hết ngay giữa nước Anh, tấn công bằng bóng ngắn, sử dụng kỹ thuật cao. Họ không tiếc tiền xây dựng hệ thống đào tạo trẻ vượt trội. City đã thực sự trở thành một thế lực huyền thoại của kỷ nguyên Premier League với những danh hiệu liên tiếp, xứng đáng đứng bên cạnh M.U phóng khoáng và đậm chất hiệp sĩ, Arsenal lãng tử hào hoa, Chelsea lì lợm bản lĩnh để trở thành một biểu tượng của giải đấu. Liverpool, thực ra mới 1 lần vô địch giải Ngoại hạng, thậm chí còn chưa được xếp vào nhóm này.
Với chiến lược rõ ràng và dài hạn, bằng bước đệm Pellegrini rồi chuyển lên đỉnh cao Pep Guardiola, ở thời điểm hiện tại, Man City là nơi tập trung những thứ tinh hoa nhất của thế giới bóng đá, từ mô hình quản trị, đội trẻ cho đến đội hình chính. City và Pep đang có tất cả, họ chỉ còn thiếu một chiếc cúp Champions League nữa thôi.
CHELSEA, QUÂN PHIỆT LÊN NGÔI
Con đường đi tới thành công của Abramovich và Chelsea lại hoàn toàn khác xa so với cách làm của Mansour & Man City, dù cả hai đều có điểm tương đồng là đổ ra rất nhiều tiền, những đồng tiền không sinh ra từ bóng đá.
Với Abra, bóng đá đơn thuần là một niềm đam mê, một thú vui. Báo chí Anh vẫn kể rằng, sau khi xem xong trận cầu kinh điển Man Utd thắng Real 4 – 3 tại TK lượt về Champions League 2003, Abra mê như điếu đổ và quyết tâm mua bằng được một đội bóng để đầu tư. Chelsea là CLB được chọn lựa. Tiền được vung ra như mưa, đến mức có mùa giải Chelsea thay nguyên cả đội hình mới. HLV nổi tiếng và tài năng nhất được đưa về. Nói chung là không có gì phải nghĩ, Abra muốn vô địch, càng sớm càng tốt.
Chính đặc điểm ấy khiến Chelsea đã và đang trở thành một cối xay HLV đích thực. Dù là người thầy giỏi đến mấy đi chăng nữa, gắn bó và được yêu mến đến đâu, chỉ cần 1 hoặc cùng lắm là hơn 1 mùa không thành công, lập tức ghế sẽ bay.
Điều lạ lùng nằm ở chỗ, việc Chelsea thay tướng như thay áo không hề ảnh hưởng đến thành tích tẹo nào. Càng thay HLV nhiều, họ lại càng thành công. HLV về nắm Chelsea chỉ cần 1 mùa, thậm chí nửa mùa, cũng có thể tạo dấu ấn và thậm chí có danh hiệu, bất kể là bậc thầy danh tiếng như Ancelotti, Hiddink, Conte, Sarri, Tuchel hay khù khờ chậm chạm như Avram Grant, Di Matteo. Bài học của Chelsea khiến các fan M.U nghĩ rằng, chỉ cần copy paste nguyên xi, mang về một ông thầy đủ giỏi là đổi đời liền.
Đời đâu có gì ngon ăn đến thế. Chelsea làm được như vậy hoàn toàn là nhờ tầm nhìn vượt thời gian của ông chủ Abramovich. Năm 2004, ngay khi vừa mua được Chelsea, Abra lập tức lấy về cho mình Peter Kenyon, GĐ điều hành của đội bóng số 1 nước Anh, Man United. Kenyon đã gắn bó với United cả chục năm, đưa đội bóng ấy từ chỗ là một tượng đài cũ hồi sinh trở thành CLB nổi tiếng toàn cầu. Mất Kenyon, Man United cũng bị Real cướp luôn ngôi vị kiếm tiền nhiều nhất thế giới.
Rất nhiều fan United tung hô Ed Woodward là ông vua kiếm tiền. Họ đã quên, hoặc chưa từng biết rằng Kenyon mới là người khiến United bước ra thế giới, hội nhập toàn cầu, trở thành cỗ máy kiếm tiền như ngày hôm nay. Nhà Glazer và Ed Woodward chỉ là những kẻ ăn hôi trên thành quả thể thao của Sir Alex Ferguson và thành quả quản trị của Kenyon gây dựng. Chính vì danh tiếng và khả năng kiếm tiền khủng khiếp ngày ấy, nên nhà Glazers và Ed Woodward mới thèm muốn đến mức tìm mọi cách để chiếm được Quỷ Đỏ.
Có Kenyon, Chelsea dễ dàng thiết lập hệ thống quản trị từ kinh doanh thể thao, đào tạo trẻ, chuyển nhượng, phát triển thương hiệu. Kenyon cũng là một gã đầy lọc lõi, sẵn sàng dùng đủ mọi chiêu trò và đòn thế, thậm chí bẩn thỉu như thương vụ mua Ashley Cole. Thực sự là rất hợp với tham vọng hãnh tiến của Abra. Cộng thêm Mourinho nữa, quả tình Chelsea có một bộ sậu rất ra trò. Thành công đến với họ không có gì là kỳ lạ cả.
Sau khi mâu thuẫn với Kenyon, Abramovich tiếp tục tìm được một nhân vật rất phù hợp để điều hành chế độ quân phiệt tại Chelsea, ấy chính là bông hồng thép Marina Granovskaia. Giờ thì Marina đã được thừa nhận là người phụ nữ quyền lực bậc nhất giới bóng đá sau gần chục năm cầm cương đội bóng cá tính như Chelsea. Granovskaia quản trị Chelsea theo một hệ thống tạm gọi là “chứng khoán cầu thủ”. Mọi cầu thủ đều được coi là một món đầu tư, có chỉ số uptrent, sideway, downtrend đàng hoàng.
Chelsea có một mô hình quản trị đáng ngưỡng mộ, bao gồm vô số tài năng trẻ cho mượn khắp châu Âu. Họ có 2 con đường: hoặc trở thành “cổ phiếu giá trị”, gắn bó với mái nhà Chelsea lâu dài. Hoặc trở thành “cổ phiếu lướt sóng”, được bán sang đội bóng khác. Chelsea đã thu bộn tiền bởi mô hình này, mà thực ra họ đã có thể lấy bóng đá nuôi bóng đá từ khi Kenyon cầm quyền. Đây là điều mà Man City chắc còn lâu mới theo kịp.
Cũng chính nhờ thị trường chứng khoán cầu thủ, Marina không ngại ngần mà sa thải bất kỳ ai. Bà ta chỉ cần một vài cựu danh thủ dạng như P.Cech tư vấn thêm về mặt kỹ thuật, am tường văn hóa bóng đá. Thế là Chelsea hoàn toàn được đảm bảo về lực lượng cầu thủ cực chất lượng, họ sẵn sàng đón một HLV bất kỳ mà không cần lăn tăn đến triết lý, chiến lược dài hạn hay những thứ tương tự. Họ cũng chẳng cần lưu luyến bất cứ trụ cột hay ngôi sao nào.
Một vị CEO có thể tự tin quát thẳng vào mặt đội trưởng, huyền thoại, thủ lĩnh phòng thay đồ của đội như John Terry theo kiểu: “Không yêu sách gì cả, ký đi hoặc là biến”; một người có thể trong vài nốt nhạc đuổi cổ cả Mourinho lẫn Conte dù họ vừa vô địch; có thể bán Hazard với giá 100 triệu bảng khi chỉ còn 1 năm hợp đồng; đó chắc không phải người thường. Và dám chắc rằng, nếu Tuchel bắt đầu chạy chậm lại trên con đường của mình, thì dù có đang là HLV đương kim giữ cúp UCL, ông ấy cũng bị đá ra đường nhanh thôi.
Bài viết đã được xin phép từ nhà báo Nguyễn Đại
https://www.facebook.com/trailang.dinhcong/posts/10222609293595141
Cựu thủ môn của Arsenal và Juventus, Wojciech Szczesny, đã chính thức ký hợp đồng có thời hạn 1 năm với Barca sau chấn thương dài hạn của Marc-Andre ter Stegen.
Trước thềm EURO 2024, Ronaldo tuyên bố "mỗi trận đấu giờ đây là một món quà". Và quả thật, anh đang tận hưởng từng giây, từng phút trên sân.
Ở Hamburg, người ta phát khùng vì anh, Ronaldo
MU đã trải qua thất bại ngược 2-3 trước Dortmund ở trận giao hữu diễn ra sáng nay (31/7), với điểm nhấn là màn trình diễn thảm họa của hàng thủ. Nhìn thì tưởng không nghi...
HLV Andries Jonker của ĐT nữ Hà Lan đặt mục tiêu thắng đậm ĐT nữ Việt Nam. Nhưng ông thừa nhận điều này không dễ dàng, khi đoàn quân của HLV Mai Đức Chung phòng ngự rất t...
Đến thời điểm này, nhóm trụ hạng của V.League 2023 đã có 3 cái tên đã cập bến an toàn là SLNA, HAGL và Khánh Hoà. Vì thế, chiếc vé trụ hạng chỉ còn là cuộc chiến của B.Bì...
“Đam mê số 1 của anh ấy là tiền, sau rồi mới đến bóng đá. Mọi thứ anh ta làm đều hướng đến tiền bạc”, đó là một nhận định về con người thật của Lionel Messi trong bài xã ...
HLV Daniel Pacheno của Lank FC đã khuyên ĐT nữ Bồ Đào Nha phải cảnh giác với Huỳnh Như và ĐT nữ Việt Nam.
ĐT Mỹ là nhà vô địch của 2 kỳ World Cup gần đây nhất, thu hẹp khoảng cách với các đội mạnh nhất ở châu Âu. Nhưng liệu họ có phải là đội tuyển mạnh nhất thế giới?
Câu lạc bộ | Trận | Hiệu số | Điểm |
---|