Bóng đá Argentina luôn là một thứ gì đó đầy mâu thuẫn. Một mặt, La Albiceleste yêu chuộng bóng đá đẹp, tôn sùng số 10 cổ điển hơn bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh. Nhưng mặt khác, nếu chú tâm theo dõi một trận đấu chính thức của Argentina, bạn sẽ bị sốc bởi mức độ va chạm, độ “rắn mặt” của đội tuyển này. Có cảm giác hàng tiền vệ của Argentina luôn có nhiều gã “đồ tể” hơn là những chân kiến tạo. Có thể nói bóng đá Argentina có sự cân bằng giữa sự hiếu chiến và tính nghệ thuật.
Về khía cạnh hiếu chiến, khi được thể hiện đúng cách, đó có thể là một tính cách cực kỳ quý giá trong bóng đá. Ở cuộc đụng độ với Ba Lan, trước sự cổ vũ có lẽ là cuồng nhiệt nhất kể từ đầu World Cup 2022 đến nay, Argentina đã cho thấy “chiến ý” của họ một cách đúng đắn. Họ đắm mình vào trận đấu, kể cả khi có hoặc không có bóng.
Sau mỗi vòng đấu tại World Cup này, "nhóm nghiên cứu kỹ thuật" của FIFA (đội ngũ có thể bạn đã nghe nói đến vào tuần trước, khi HLV của đội tuyển Iran là Carlos Queiroz kêu gọi Jurgen Klinsmann từ chức khỏi hội đồng) - lại tổ chức một cuộc họp báo với truyền thông thế giới.
Về cơ bản, đây là cuộc họp báo ít người tham dự nhất trong số hàng chục cuộc họp báo được tổ chức hàng tuần tại trung tâm truyền thông khổng lồ của giải đấu ở Doha, với sự góp mặt đa dạng của các cựu cầu thủ, cựu huấn luyện viên cùng bàn luận về xu hướng chiến thuật của giải đấu.
Chủ đề chính của cuộc họp báo đó là “phản công”. Đây không phải là một khái niệm mới trong bóng đá. Một thập kỷ trước, nó là tâm điểm đặc biệt trong thành công của Jurgen Klopp tại Dortmund, và cả khi ông được bổ nhiệm tại Liverpool vào năm 2015. Nhưng xét về mặt chiến thuật, các ĐTQG có xu hướng tụt hậu so với cấp CLB.
Argentina đã sử dụng một lỗi chơi cứng rắn khi tranh chấp và mất bóng tại World Cup 2022
Các HLV đội tuyển không có nhiều thời gian trên sân tập như các đồng nghiệp của họ ở CLB, họ không thể đào sâu các khái niệm cho các cầu thủ của mình trừ khi họ đã quen với nó ngay từ cấp CLB. Chính vì vậy, counter-pressing là kiểu chơi mà nếu cứ cố gắng thực hiện mà không có sự gắn kết gần như hoàn hảo thì có thể khiến đội bóng sụp đổ nhanh chóng.
Ngay cả Klopp cũng từng trải qua điều đó. Uỷ ban kỹ thuật của FIFA chủ yếu quan tâm đến việc so sánh World Cup này với World Cup trước. Và họ phát hiện rằng ở World Cup năm nay, các đội bóng có sự gia tăng đáng kể các pha phản công.
Chris Loxston, trưởng nhóm nghiên cứu kỹ thuật cho biết: “Dữ liệu đang cho chúng ta thấy rằng các đội đang phản công nhiều hơn. Họ giành lại bóng nhanh hơn, và họ cũng có nhiều nỗ lực hơn về phía khung thành đối thủ (tổ chức tấn công sau khi đoạt bóng)".
Cựu HLV của AC Milan là Alberto Zaccheroni đã đưa ra ý kiến một cách thận trọng: “Phản công rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn trong bối cảnh bóng đá ngày nay. Mặc dù rất khó khăn, giờ thì các đội bóng có thể thay 5 người. Vì vậy, chiến thuật này có thể được sử dụng trong cả 90 phút. Đó là điều không thể nếu chỉ có 3 sự thay đổi người, còn 5 người tương đương với một nửa đội hình”.
Tại các giải đấu trước, hầu hết các bên thường lui về phòng ngự chắc chắn sau khi mất quyền kiểm soát bóng nhưng tại giải đấu này, các đội chơi phản công nhiều hơn. Ví dụ tốt nhất là Argentina ở trận thắng Ba Lan tại loạt trận thứ ba của vòng bảng.
Các cầu thủ Ba Lan hầu như không có thời gian để xử lý bóng vì sự hung hãn của đối thủ
Hai lần trong vòng 10 phút đầu tiên, Argentina để mất quyền kiểm soát bóng ở phần sân đối thủ, và sau đó nhiều cầu thủ áo trắng xanh ngay lập tức lao vào để giành lại bóng một cách nhanh chóng. Phút thứ 15, tiền vệ Enzo Fernandez để mất bóng với một đường chuyền sai vị trí, rồi ngay lập tức chạy nước rút theo đối thủ để tự giành lại bóng. Đó là một giai điệu đã lặp lại nhiều lần trong suốt trận đấu.
Ba Lan đã cố gắng tìm kiếm cơ hội từ những đường chuyển hỏng của Argentina, nhưng cứ mỗi lần như vậy, chỉ trong vài giây, các cầu thủ Argentina lại nhào vào đối thủ của mình để đoạt lại quả bóng. Ba Lan gần như không có cơ hội phản công. Robert Lewandowski bị cô lập một cách tội nghiệp, chỉ biết đứng nhìn các đồng đội mãi loay hoay và tự hỏi ai có thể hỗ trợ anh bây giờ?
Màn trình diễn của Argentina còn được nhấn mạnh bởi 2 pha tắc bóng cực kỳ quyết liệt. Pha đầu tiên diễn ra vào giữa hiệp một, khi Nicolas Otamendi lao vào Przemyslaw Frankowski, khiến anh ta quằn quại trong đau đớn. Đó không phải là một pha phạm lỗi, và cầu thủ Argentina tỏ ra khó chịu khi trọng tài dừng trận đấu để kiểm tra xem cầu thủ chạy cánh của Ba Lan có bị thương nặng không.
Pha tắc bóng thứ hai diễn ra ở phút thứ 15 của hiệp hai, một pha vào bóng rất mạnh bằng hai chân của Rodrigo De Paul đối với Bartosz Bereszynski. Một lần nữa, anh ta thoát khỏi sự trừng phạt. Sau đó, Cristian Romero giành quyền kiểm soát bóng, băng lên phía trước để tham gia vào đợt tấn công, rồi lại đoạt lại bóng sau khi các đồng đội để mất bóng. Romero, có lẽ là hậu vệ hàng đầu năng nổ nhất trong bóng đá hiện đại, và đóng góp vào khía cạnh chống phản công của Argentina nhiều hơn bất kỳ ai.
Nhưng mặt khác, Argentina vẫn có phẩm chất nghệ sĩ đặc sệt trong lối chơi của mình
Tất nhiên, chất lượng kỹ thuật của các cầu thủ Argentina cũng là rất tuyệt vời. Cả 2 hậu vệ cánh đều dâng cao hiệu quả, trong đó Nahuel Molina kiến tạo cho Alexis Mac Allister. Pha rê bóng và chọc khe tinh tế của Fernandez tạo nên bàn hắng của Julian Alvarez thật tuyệt vời.
Lionel Messi, người khởi đầu ở vị trí số 9 ảo trong sơ đồ 4-3-3 và kết thúc ở vị trí số 10 trong sơ đồ 4-4-1-1, vẫn là bậc thầy luân chuyển bóng giữa các tuyến, rê bóng mượt mà trong không gian chật hẹp, và liên tục bơm bóng cho các hậu vệ cánh Argentina dâng cao.
Những đội bóng khác ở World Cup cũng có các hậu vệ cánh biết tấn công, có tiền vệ sáng tạo hay những số 10 thông minh, nhưng chưa thấy tập thể nào có mức độ “máu chiến” và “sáng tạo” cân bằng như Argentina. Hai thứ này hoàn toàn có thể song hành với nhau.
Tất nhiên, luôn có nguy cơ nếu thiếu tiết chế, sự hiếu chiến sẽ khiến Argentina phạm lỗi nghiêm trọng, mặc dù dường như các trọng tài tại giải đấu này muốn giữ yên những tấm thẻ của họ trong túi, đặc biệt là thẻ đỏ. Điều này có thể tạo lợi thế cho Argentina.
Nguồn: BONGDAPLUS
https://bongdaplus.vn/world-cup/dt-argentina-cuc-ky-hieu-chien-o-world-cup-2022-3849442212.html
Gần 200.000 người đã ký tên thỉnh nguyện yêu cầu FIFA tổ chức cho đá lại trận chung kết World Cup 2022 giữa Argentina vs Pháp.
Năm 2018 khi Messi đá hỏng quả phạt đền trước Iceland, một nhà báo đã tặng ngôi sao người Argentina một sợi dây màu đỏ. Bốn năm sau, Messi vẫn đeo sợi dây này ở cổ chân t...
Dù không phải nằm trong danh sách thi đấu của ĐT Argentina nhưng tiền đạo Sergio Aguero vẫn được trao huy chương khi đội nhà giành chức vô địch. Vì sao lại thế?
Khi nâng cao chiếc cúp vàng là phần thưởng dành cho nhà vô địch thế giới, tiền đạo Lionel Messi của ĐT Argentina đã vinh dự được khoác lên mình chiếc áo choàng truyền thố...
Vào giờ nghỉ trận chung kết World Cup, Didier Deschamps điên tiết đập tay xuống bàn đến gãy cả ngón trỏ. Người Pháp đã trải qua những thời khắc đẹp đẽ cũng như tàn khốc n...
Theo báo chí Anh và Pháp, hậu vệ cánh Benjamin Pavard đã "làm rò rỉ bí mật" và tạo ra bầu không khí "độc hại" ở phòng thay đồ nhà cựu vô địch thế giới trong suốt thời gia...
Để mừng chiến tích vô địch World Cup của đội nhà sau 36 năm chờ đợi, chính phủ Argentina đã quyết định cho cả nước nghỉ để ăn mừng thắng lợi vào hôm qua, 20/12. Đây cũng ...
Tròn 36 năm kể từ khi Diego Maradona và đồng đội giành chức vô địch thế giới năm 1986, đội tuyển Argentina thêm một lần nữa giành chiếc cúp vàng World Cup. Khỏi phải nói ...
Không nằm chung giường với cả cô vợ Antonella, Lionel Messi đã một mình ôm chiếc Cúp vàng vô địch thế giới đi ngủ.
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino muốn tổ chức World Cup 3 năm một lần như một phần trong kế hoạch dài hạn nhằm cách mạng hóa bóng đá quốc tế.
Câu lạc bộ | Trận | Hiệu số | Điểm |
---|