Bi kịch cuộc đời của Ida Siekmann

15:20 | 13/08/2021
Bi kịch cuộc đời của Ida Siekmann ập đến vào một ngày tháng 8 cách đây đúng 60 năm.

Bà trốn trong căn hộ của mình đã mấy ngày, kể từ khi những người công nhân ở phía Đông Berlin đóng lại những cửa khẩu thông sang phía Tây. Ba ngày trước đó, cửa chính vào toà nhà của bà đã bị cảnh sát bít lại. Siekmann không phạm tội gì hết, nhưng điều đơn giản nhất chính là bà đã ở không đúng và đúng chỗ. Toà nhà bà ở nằm ở bên phần Đông Berlin, nhưng con phố đi ngang qua nó, kể cả con đường đi vào toà nhà, thuộc về Tây Berlin. Siekmann muốn sang phía Tây, và bà chọn một giải pháp mạo hiểm: nhảy qua cửa sổ từ tầng 4. Nhưng đấy là một cú nhảy chết chóc. Bà bị thương nặng khi tiếp đất và sau đó đã tử vong trên đường được đưa đến bệnh viện. Ida Siekmann, 59 tuổi, là người đầu tiên thiệt mạng vì bức tường Berlin.


Đài tưởng niệm Ida Siekmann, nạn nhân đầu tiên của bức tường Berlin, ở đúng nơi bà đã nhảy xuống và tử vong ở phố Bernauer, 8/1961

Nó được dựng lên vào đêm 12/8 và hoàn thành ngày 13/8/1961, mấy ngày sau khi các tuyến đường đi lại tự do trước đó giữa Đông và Tây Berlin bị chặn lại bằng hàng rào dây thép gai. Bức tường ngăn chặn những người đi lại giữa hai bên ấy đã tồn tại từ đó đến tháng 11/1989, trở thành một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh, một “bức màn sắt” theo đúng nghĩa, chia đôi Đông và Tây. Trong 28 năm tồn tại, bức tường Berlin dài gần 40 km đó đã chứng kiến khoảng 5 nghìn người phía Đông Berlin tìm cách vượt nó và các hệ thống quân sự xung quanh để sang phía Tây. Không phải ai cũng sống sót để sang được đến bên kia, nơi họ coi là mảnh đất tự do. Có rất nhiều câu chuyện về cuộc sống và cái chết liên quan đến biết bao người Đức trong những năm tháng ấy, liên quan đến bức tường, như bi kịch của Siekmann.


Nhưng tại sao lại có bức tường ấy và nó được dựng lên để làm gì? Kết thúc Thế chiến II, Đức, nước thua trận, được chia thành 4 vùng do các nước Đồng minh chiếm đóng. Berlin, thủ đô nước Đức, dù nằm trong phần lãnh thổ do Liên Xô quản lý, cũng chia thành nhiều vùng khác nhau. Trong nhiều năm, tương lai của nước Đức và của Berlin đã trở thành chủ đề tranh cãi nóng bỏng thời hậu chiến giữa các cường quốc thắng trận. Căng thẳng giữa Liên Xô với Mỹ, Anh và Pháp đã tăng lên từ năm 1948 khi 3 cường quốc trên quyết tâm thống nhất các vùng chiếm đóng của họ thành Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức). Để trả đũa, Liên Xô phong toả phía Tây Berlin với hy vọng sẽ buộc các nước phương Tây từ bỏ khu vực này. Mỹ và Anh đã lập cầu hàng không để tiếp tế cho Tây Berlin và tháng 5/1949, Liên Xô gỡ bỏ phong toả.


Qua các toà nhà ở giữa 2 bên Berlin, người dân Đông Đức bỏ chạy sang Tây Berlin, chỉ mang sang được một chút đồ đạc cá nhân

Có một con số đáng chý ý: kể từ năm 1949 đến 1961, có khoảng 2,5 triệu người Đông Đức đã chạy sang phía Tây Đức, hầu hết là qua ngả Berlin. Họ ra đi bởi phía Tây Đức phát triển mạnh hơn, giàu có hơn, theo con đường tư bản. Cho tới tháng 8/1961, trung bình mỗi ngày có khoảng 2 nghìn người bỏ sang Tây Berlin, nơi họ sẽ xin quy chế tỵ nạn. Nhiều trong số họ là trí thức, kỹ sư, công nhân chất lượng cao. Và để ngăn chặn dòng người ấy, trong thời điểm căng thẳng Chiến tranh Lạnh đang tăng lên, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khruschev đã yêu cầu Đông Đức hành động mạnh tay. Bức tường đã được dựng lên như thế, hoàn toàn đột ngột mà không thông báo trước.


Một người phụ nữ trốn sang Tây Berlin ở phố Bernauer, ngày 10/9/1961

Ban đầu, những người như Siekmann đã sử dụng những toà nhà ở giữa Đông và Tây Berlin để trốn sang phía Tây. Những toà nhà này có cửa sổ hoặc ban công mở ra ở phần Tây Berlin và họ trèo qua đó. Người Tây Đức sẽ chờ đợi ở phía đó để giúp đỡ những người chạy trốn. Ngay sau đó, lính Đông Đức buộc tất cả những người sống trong các toà nhà như thế rời đi và phong toả các khu vực đó lại. Không chỉ bức tường bê tông cao và dầy được xây lên lên, các khu vực đệm được gài mìn và tháp canh cũng được dựng lên cùng các đơn vị lính gác có chó săn đi tuần. Việc vượt qua những chướng ngại ấy đòi hỏi không chỉ sức lực và sự dũng cảm, thậm chí dũng cảm vì tuyệt vọng, mà còn cả may mắn nữa. Bởi các đơn vị tuần tra Đông Đức được lệnh bắn bất cứ ai tìm cách vượt bức tường.


Frieda Schulze thoát sang phía Tây Berlin qua một cửa sổ chung cư vào tháng 8/1961. Căn hộ của cô ở Đông Berlin, nhưng con đường phía cửa sổ là Tây Berlin...

Đã có hàng nghìn người bị bắt và gần 200 người đã bị bắn chết. Nhưng cũng có những vụ trốn sang khá li kỳ, như Conrad Schumann, người lính Đông Đức 19 tuổi đã nhảy qua hàng rào dây thép gai ngăn cách giữa một dãy phố Berlin lúc đó đang trong quá trình xây tường để trốn sang Tây Berlin vào ngày 15/8/1961. Hành động ấy được ghi lại trong một series ảnh nổi tiếng thế giới của Peter Leibing. Cho đến cuối năm 1961, bức tường đã trở nên lớn hơn, dài hơn, cao hơn, có những chỗ cao đến gần 5 mét, với hệ thống tháp canh và hàng rào dây thép gai, các ụ súng. Cho đến những năm 1980, các hàng rào điện được lắp đặt chạy dài gần 40 km qua Berlin và 100 km xung quanh Tây Berlin, chia cắt khu vực ấy với Đông Đức. Đông Đức cũng thiết lập một hàng rào chạy dài hơn 1 nghìn km dọc biên giới Tây Đức.


Ngày tồn tại cuối cùng của bức tường Berlin, 1989

Người cuối cùng thiệt mạng khi tìm cách vượt sang phía Tây là một kỹ sư 32 tuổi. Anh đã chết vào tháng 2/1989 khi chiếc khinh khí cầu mà anh sử dụng bị rơi xuống đất. Sau này, vợ anh tiếc nuối nói rằng, nếu chờ thêm 9 tháng sau đó, khi việc đi lại tự do được thực hiện, chồng cô đã không chết. Không phải ai cũng có thể chờ được, nhưng cũng có những người đã chờ hàng thập kỉ để được gặp bạn bè, người thân ở “phía bên kia”. Bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989, nước Đức thống nhất ngày 3/10/1990. Đông Đức đã thôi tồn tại kể từ ngày đó, còn Liên Xô chính thức tan rã vào Giáng sinh 1991.


Người lính Đông Đức Conrad Schumann nhảy qua hàng rào dây thép gai để chạy sang Tây Berlin, 15/8/1961

Conrad Schumann, nhân vật của tấm ảnh được đặt tên là “cú nhảy đến với tự do”, một bức ảnh mang tính biểu tượng của Chiến tranh Lạnh, đã chứng kiến những sự kiện lịch sử ấy khi đang sống ở phía Tây Đức. Kể từ khi sang Tây Đức, anh trở nên nổi tiếng, được sử dụng như một công cụ để tuyên truyền cho phương Tây. Nhưng Schumann trầm cảm, sợ rằng việc anh đào thoát sẽ đe doạ đến gia đình anh và lo lắng rằng anh có thể mật vụ Đông Đức ám sát. Trong những cuộc phỏng vấn đầu những năm 1990, Schumann nói rằng anh chỉ thực sự cảm thấy tự do sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989. Nhưng anh vẫn không dám trở về Đông Đức thăm gia đình và gặp gỡ các đồng đội cũ. Anh sống mãi trong tâm trạng của một kẻ đào ngũ.

Ngày 20/6/1998, anh treo cổ tự tử chết trong vườn nhà mình ở Bavaria. Khi đó, Schumann 56 tuổi…

Bài viết đã được xin phép từ BLV Trương Anh Ngọc
https://www.facebook.com/truonganhngoc/posts/10226039886765309

Bình luận

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài

Tin liên quan

MU thủ như 'mơ ngủ' & cơn giận của Ten Hag

Ý kiến chuyên gia
31/07/2023 22:17

MU đã trải qua thất bại ngược 2-3 trước Dortmund ở trận giao hữu diễn ra sáng nay (31/7), với điểm nhấn là màn trình diễn thảm họa của hàng thủ. Nhìn thì tưởng không nghi...

HLV ĐT nữ Hà Lan: ‘Không dễ để thắng đậm ĐT nữ Việt Nam’

Ý kiến chuyên gia
31/07/2023 18:06

HLV Andries Jonker của ĐT nữ Hà Lan đặt mục tiêu thắng đậm ĐT nữ Việt Nam. Nhưng ông thừa nhận điều này không dễ dàng, khi đoàn quân của HLV Mai Đức Chung phòng ngự rất t...

Khó lường cuộc đua trụ hạng của V.League 2023

Ý kiến chuyên gia
30/07/2023 10:48

Đến thời điểm này, nhóm trụ hạng của V.League 2023 đã có 3 cái tên đã cập bến an toàn là SLNA, HAGL và Khánh Hoà. Vì thế, chiếc vé trụ hạng chỉ còn là cuộc chiến của B.Bì...

Lionel Messi có phải là người chỉ biết mê tiền?

Ý kiến chuyên gia
26/07/2023 23:10

“Đam mê số 1 của anh ấy là tiền, sau rồi mới đến bóng đá. Mọi thứ anh ta làm đều hướng đến tiền bạc”, đó là một nhận định về con người thật của Lionel Messi trong bài xã ...

HLV Lank FC cảnh báo Bồ Đào Nha về Huỳnh Như và ĐT nữ Việt Nam

Ý kiến chuyên gia
25/07/2023 13:50

HLV Daniel Pacheno của Lank FC đã khuyên ĐT nữ Bồ Đào Nha phải cảnh giác với Huỳnh Như và ĐT nữ Việt Nam.

Tại sao ĐT nữ Mỹ rất giỏi đá bóng?

Ý kiến chuyên gia
21/07/2023 13:31

ĐT Mỹ là nhà vô địch của 2 kỳ World Cup gần đây nhất, thu hẹp khoảng cách với các đội mạnh nhất ở châu Âu. Nhưng liệu họ có phải là đội tuyển mạnh nhất thế giới?

Bình luận: Thanh Hóa gục ngã

Ý kiến chuyên gia
17/07/2023 08:34

Ai sẽ giành Quả Bóng Vàng nếu Messi và Ronaldo không tồn tại?

Ý kiến chuyên gia
15/07/2023 09:00

France Football đã tải lên một hình ảnh tiết lộ ai sẽ giành Quả Bóng Vàng nếu Lionel Messi và Cristiano Ronaldo không tồn tại.

Real Madrid gia nhập CLB 1 tỷ euro nếu có Mbappe

Ý kiến chuyên gia
14/07/2023 20:36

Nếu chiêu mộ thành công Kylian Mbappe, Real Madrid sẽ gia nhập nhóm ít ỏi các đội bóng có tổng giá trị đội hình chạm mốc 1 tỷ euro.

Alejandro Garnacho đã chạm cột mốc chưa từng thấy ở Premier League

Ý kiến chuyên gia
13/02/2023 14:35

Hơn 20 phút sau khi vào thay Sancho, Garnacho lập tức để lại dấu ấn lớn. Phút 85, không lâu sau khi Rashford ghi bàn mở tỉ số (80’), Garnacho lập công ấn định chiến thắng...

Bảng xếp hạng

Câu lạc bộ Trận Hiệu số Điểm
1
Man City
32 44
73
2
Arsenal
32 49
71
3
Liverpool
32 41
71
4
Aston Villa
33 19
63
5
Tottenham
32 16
60
6
Newcastle
32 17
50
7
Man United
32 -1
50
8
West Ham
33 -6
48
9
Chelsea
30 3
44
10
Brighton
32 2
44

Kết quả

Ngoại hạng Anh
02/05/2024