Tác giả cuốn sách là Tiến sĩ chuyên gia tâm lý học của trường đại học Stanford, Carol S. Deweck. Cô kể lại lý do mình tiến hành nghiên cứu về đề tài này như sau. Hôm đó, cô quyết định tìm hiểu cách bọn trẻ con đối diện với thất bại. Cô mới cho chúng vào một lớp học và phát bài tập cho chúng làm. Những bài đầu thì đơn giản, nhưng rồi đến một bài cực khó. Đứa nào cũng căng thẳng, vã mồ hôi hột và… hết giờ. Chúng đã không thể hoàn thành bài tập. Và tiến sĩ Carol quan sát bọn chúng. Sau khi biết mình không thể giải được bài toán, chúng đã chuyển trạng thái từ thất vọng sang phấn khích.
Một đứa trẻ mười tuổi nói:
- Bài này hay quá. Em thích được thử thách.
Một cậu bé khác nói:
- Em hy vọng bài này sẽ mang lại những kiến thức mới.
Tiến sĩ Carol rất ngạc nhiên với điều này. Trước giờ, cô nghĩ nhân loại chỉ có hai sự lựa chọn: đối mặt hoặc không đối mặt với thất bại. Không ngờ lại còn có nhóm… yêu thích thất bại như nhóm học sinh này. Và cô bắt đầu đặt ra một câu hỏi lớn: kiểu tư duy nào lại có thể biến thất bại thành một món quà?
Nếu theo dõi các cuộc thi đấu thể thao và nhìn lên bục huy chương, các bạn sẽ thấy một nghịch lý thú vị. Trong lúc người đạt huy chương đồng rất thảnh thơi, vui vẻ thì người đứng thứ nhì lại cực kỷ ủ dột. Trạng thái tâm lý này đã được mô tả lại trong một cái meme rất nổi tiếng. Một người đàn ông hào hứng khui champagne, hạnh phúc làm lố dù anh ta chỉ đứng thứ ba. Vì người về ba có cảm giác là mình thành công vì rốt cục cũng có một tấm huy chương mang về cho tổ quốc. Còn người thứ nhì thấy bất hạnh vì họ... để mất huy chương vàng, chỉ giành được huy chương bạc.
Vậy thì giành huy chương bạc có thất bại không? Không giải được bài tập có phải là thất bại không? Hay một câu hỏi trước đêm nay: nếu thua luôn Oman, tức là thua sạch bốn trận đấu ở vòng loại thứ ba World Cup thì có phải là thất bại không?
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Kho tàng ca dao, tục ngữ của cha ông hóa ra cũng đã có những tư duy tiến bộ như thế, nhưng chúng ta ít khi vận dụng. Theo dõi cách một số người hâm mộ “quay xe” sau trận thua Trung Quốc, tôi có cảm tưởng Việt Nam đang đá ở vòng bảng SEA Games hay AFF Cup chứ không phải là vòng loại cuối cùng để tranh vé đi World Cup. Và dường như mọi người quên mất một sự thật hiển nhiên: Việt Nam là đội yếu nhất bảng đấu.
Trải nghiệm này quá lạ lẫm với chúng ta, vì có bao giờ chúng ta đi xa tới nước này đâu. Một người quanh năm đánh cá ở ao hồ nay thấy mình đứng giữa đại dương. Mà ba trận đã qua, tôi không thấy Việt Nam tệ một chút nào. Ta thua ngược Saudi Arbia trong thế thiếu người. Ta thua Úc và Trung Quốc sát nút. Và ở cả ba trận đó, VAR luôn là đề tài bàn luận sau trận đấu. Và ta không có Hùng Dũng, Văn Hậu, Trọng Hoàng, những cầu thủ luôn rất quan trọng ở những giải đấu mà mình tham gia trước đó.
Nếu chúng ta thay đổi tư duy, thay vì buồn nỗi buồn của người hạng nhì thì giờ vui như người hạng ba được không? Đi tới đây đã là một tấm huy chương rồi, và mỗi trải nghiệm ở đây đều là một bài học cho tương lai. Để mời những đội tuyển như Nhật Bản, Saudi Arabia hay Australia thi đấu giao hữu phải tốn nhiều tiền và còn lâu họ mới mang hết ngôi sao đi. Giờ họ đang ở đây, với đầy đủ hảo thủ và “đá thiệt 100%”. Nên ngay cả thua, tôi không cho đó là thất bại. Tôi xem mỗi trận đấu ở đây là một bài tập hữu ích. Và tôi không buồn vì tôi không giải được bài tập khó ấy, tôi vui vì mình đã học thêm một kiến thức mới.
Có hai loại tư duy, tư duy cố định và tư duy phát triển. Những người theo tư duy phát triển sẽ không nản lòng trước thất bại, họ biết mình sẽ mạnh hơn từ những thất bại. Nên tôi vẫn hào hứng cùng đội tuyển bước vào trận đấu với Oman như khi họ khởi đầu vòng loại thứ ba này. Tôi sẽ mừng nếu Việt Nam ghi được bàn, sẽ mừng hơn nếu giành được điểm số đầu tiên (và đó sẽ là lịch sử). Còn không, tôi sẽ chờ trận đấu tiếp theo. Một trận đấu và một giải đấu không thể đánh giá thành bại của một HLV hay một tập thể. Hoặc nếu có, đó cũng không phải là lúc này, là nơi mà Việt Nam chưa một lần đặt chân tới. Nhưng nếu tương lai tôi hay các bạn được nghe quốc ca Việt Nam vang lên ở sân chơi World Cup, rõ ràng đó là nhớ những bài học quý báu của hôm nay.
Đời sẽ đẹp hơn nhiều nếu ta biết xem những thất bại như món quà, thay vì những tai ương. Đó là câu tôi luôn tự nhủ mình những ngày này. Vì ít ra, ta luôn có cơ hội để làm lại.
Và hôm nay, ta sẽ lại có thêm 90 phút trước Oman.
Tác giả: Nhà báo Trần Minh (Fb Bình Bồng Bột)
https://www.facebook.com/binh.nguyen.thanh/posts/10209056171397874
AFF Cup 2024 sẽ khởi tranh trong vòng 2 tuần nữa. Nhìn lại lịch sử 14 lần tổ chức sân chơi này, Thái Lan đang thống trị khi một nửa số cúp vô địch đã được trao cho đội bó...
1 ngày trước trận đấu với Ulsan Citizen FC, ĐT Việt Nam chào đón sự trở lại của tiền vệ Nguyễn Quang Hải.
Dân tình xôn xao một cô gái xinh đẹp chở Văn Toàn đến hội quân ở CLB Nam Định.
Với phong độ ấn tượng trong màu áo CLB Thanh Hóa, Doãn Ngọc Tân đã được HLV Kim Sang Sik trao cơ hội và lên kế hoạch thay thế cựu đội trưởng Đỗ Hùng Dũng tại ĐT Việt Nam.
Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) hỗ trợ tài chính cho 25 CLB tại mùa giải 2023/24 với tổng chi phí là gần 32 tỷ đồng, tăng 23% so với mức hỗ trợ tại m...
2024 là một năm với nhiều hoạt động tích cực của y học thể thao đối với bóng đá Việt Nam. Công tác y học được LĐBĐVN chú trọng đầu tư, phát triển bài bản và nhận được sự ...
Năm 2024 là năm mang đậm nhiều dấu ấn của V.League, trên con đường hoàn thiện, phát triển theo kịp xu hướng của những nền bóng đá hiện đại trên thế giới.
Sáng 22/11, tại Hội trường LĐBĐ Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) diễn ra.
Giành chức vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024, ĐT futsal nữ Việt Nam tiếp tục hướng đến mục tiêu tham vọng hơn là giành vé dự World Cup futsal nữ 2025.
Giành chiến thắng trước Myanmar, ĐT futsal nữ Thái Lan đã hẹn gặp ĐT futsal nữ Việt Nam ở chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Câu lạc bộ | Trận | Hiệu số | Điểm |
---|