Áp lực cho 2 HLV
Trước cuộc tiếp đón Australia vào ngày 12/10 vừa qua, truyền thông Nhật Bản loan tin, LĐBĐ nước này đã lên kế hoạch để thay thế HLV trưởng Hajime Moriyasu. Lý do, Nhật Bản thi đấu quá tệ hại khi chỉ thắng được Trung Quốc trong lúc lại phải nhận thất bại không thể nuốt trôi trước Saudi Arabia và đặc biệt là trận thua Oman ngay trên sân nhà.
Nhưng chiến thắng 2-1 trước Australia đã giúp ông Hajime Moriyasu tạm thời thoát khỏi viễn cảnh bị cách chức. Dẫu vậy, áp lực cho vị HLV này chắc chắn vẫn còn rất lớn khi mà Nhật Bản đang bị đội đầu bảng là Saudi Arabia bỏ xa đến 6 điểm. Một kết quả không tốt trước đội tuyển Việt Nam có thể sẽ khiến ghế của ông Moriyasu lung lay trở lại.
Khác với Nhật Bản khi mục tiêu là phải giành vé dự World Cup 2022, ĐT Việt Nam chỉ “học việc” ở sân chơi lần đầu tiên tham dự này. Không đặt nặng thành tích nhưng đoàn quân của ông Park Hang Seo vẫn hy vọng sẽ đem về một kết quả có thể chấp nhận được. Dù vậy, cho đến lúc này đội tuyển Việt Nam vẫn chưa có điểm số nào sau 4 trận.
Chắc hẳn, chuỗi thành tích không tốt ấy cũng ít nhiều khiến HLV Park Hang Seo cảm thấy không vui, khó lòng tìm được cảm giác thoái mái. Nói cách khác, ông Park chắc chắn cũng đối mặt với những áp lực. Khi thành tích không tốt thì đương nhiên sẽ bị dư luận dò xét, đánh giá về chiến thuật, lối chơi của ĐT Việt Nam cũng như cách dùng người của ông Park Hang Seo.
Áp lực có lẽ là yếu tố đang ngự trị trong tâm trí của HLV 2 đội trước cuộc chạm trán vào tối 11/11 tới trên sân Mỹ Đình.
Hòa được không?
Có thể hình dung, Nhật Bản sẽ chơi tấn công áp đảo ngay sau tiếng còi khai cuộc. Nếu nhìn vào 4 trận đấu vừa qua có thể thấy, hiệu suất ghi bàn của các học trò ông Moriyasu không phải tốt khi chỉ ghi được 2 bàn vào lưới Trung Quốc và Australia.
Bàn thắng còn lại trong chiến thắng 2-1 trước Australia là do đối thủ đá phản lưới. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những con số thống kê ấy để xem nhẹ hàng công của Nhật Bản sẽ khiến cho đoàn quân của ông Park Hang Seo phải trả giá.
Đúng là Nhật Bản đã thể hiện khả năng săn bàn kém cõi trước Oman, Trung Quốc, Saudi Arabia và Australia. Nhưng nên nhớ, đây là những đội bóng có đẳng cấp cao. Thể hình và thể lực của 4 đội bóng này là những ưu điểm vượt trội hơn so với các cầu thủ Nhật Bản.
Đó là lý do Sumurai xanh gần như không phát huy được hiệu quả khi chơi đòn không chiến. Chiều cao không bằng, khả năng bật nhảy yếu thế hơn nên Nhật Bản đã không thể xuyên thủng bức tường thành cao ngất ngưởng của đối phương. Không chiến bế tắc, Nhật Bản chỉ còn biết sử dụng bài tấn công tầm thấp và đã gặp rất nhiều khó khăn trước lối chơi áp sát, va chạm tốt của đối phương.
Trong lúc đó, không chiến không phải là điểm mạnh của ĐT Việt Nam. Bộ ba trung vệ Tiến Dũng, Ngọc Hải, thậm chí Duy Mạnh cũng không phải quá xuất sắc trong các pha chống bóng bổng.
Để đứng vững trước sức ép được dự báo sẽ rất lớn đến từ Nhật Bản, đội tuyển Việt Nam trước hết phải tập trung, cảnh giác cao độ, bọc lót cho nhau và tránh những sai sót cá nhân như từng xảy ra.
Những pha lên bóng từ hai cánh là điểm mạnh của Nhật Bản, do 2 tiền đạo cánh nổi tiếng là Minamino (Liverpool) và Junya Ito (KRC Genk) đảm trách. Các hậu vệ biên của đội tuyển Việt Nam cần phải tranh chấp, giải vây bóng từ xa để có thể hạn chế mối nguy cho cầu môn đội nhà.
Ngoài ra, ĐT Việt Nam cũng cần phải thiết lập hệ thống phòng ngự từ xa ở khu vực trung lộ để giảm tải áp lực cho hàng thủ. Ở Nhật Bản, bộ đôi tiền vệ trung tâm Tanaka và Morita có khả năng tổ chức tấn công bằng những quả thọc khe rất chính xác.
Hạn chế của đội khách là chỉ có một vài ngày để tập luyện cùng nhau. Với quỹ thời gian ngắn ngủi này, Nhật Bản bị đánh giá khó đạt sự nhuần nhuyễn cao nhất. Thực tế cho thấy, Sumurai xanh luôn gặp khó ở 2 trận đầu tiên khi mới hội quân.
Thất bại trước Oman và Saudi Arabia nằm ở khoảng thời gian đội bóng này mới tập trung trở lại. Đây có thể là tin lạc quan cho ĐT Việt Nam. Cùng với lợi thế sân nhà, hy vọng, đoàn quân của ông Park Hang Seo có thể biến mục tiêu kiếm điểm trước Nhật Bản thành hiện thực.
Đội hình dự kiến Việt Nam vs Nhật Bản
Việt Nam: Tấn Trường, Tiến Dũng, Ngọc Hải, Duy Mạnh, Văn Thanh, Hồng Duy, Tuấn Anh, Hoàng Đức, Quang Hải, Văn Toàn, Tiến Linh.
Nhật Bản: Gonda, Tomiyasu, Yoshida, Nagatomo, Sakai, Endo, Morita, Tanaka, Minamino, Ito, Osako.
Nguồn BONGDAPLUS
https://bongdaplus.vn/doi-tuyen-quoc-gia-viet-nam/nhan-dinh-bong-da-viet-nam-vs-nhat-ban-19h00-ngay-11-11-hy-vong-vao-mot-bat-ngo-3494442111.html
AFF Cup 2024 sẽ khởi tranh trong vòng 2 tuần nữa. Nhìn lại lịch sử 14 lần tổ chức sân chơi này, Thái Lan đang thống trị khi một nửa số cúp vô địch đã được trao cho đội bó...
1 ngày trước trận đấu với Ulsan Citizen FC, ĐT Việt Nam chào đón sự trở lại của tiền vệ Nguyễn Quang Hải.
Dân tình xôn xao một cô gái xinh đẹp chở Văn Toàn đến hội quân ở CLB Nam Định.
Với phong độ ấn tượng trong màu áo CLB Thanh Hóa, Doãn Ngọc Tân đã được HLV Kim Sang Sik trao cơ hội và lên kế hoạch thay thế cựu đội trưởng Đỗ Hùng Dũng tại ĐT Việt Nam.
Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) hỗ trợ tài chính cho 25 CLB tại mùa giải 2023/24 với tổng chi phí là gần 32 tỷ đồng, tăng 23% so với mức hỗ trợ tại m...
2024 là một năm với nhiều hoạt động tích cực của y học thể thao đối với bóng đá Việt Nam. Công tác y học được LĐBĐVN chú trọng đầu tư, phát triển bài bản và nhận được sự ...
Năm 2024 là năm mang đậm nhiều dấu ấn của V.League, trên con đường hoàn thiện, phát triển theo kịp xu hướng của những nền bóng đá hiện đại trên thế giới.
Sáng 22/11, tại Hội trường LĐBĐ Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) diễn ra.
Giành chức vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024, ĐT futsal nữ Việt Nam tiếp tục hướng đến mục tiêu tham vọng hơn là giành vé dự World Cup futsal nữ 2025.
Giành chiến thắng trước Myanmar, ĐT futsal nữ Thái Lan đã hẹn gặp ĐT futsal nữ Việt Nam ở chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Câu lạc bộ | Trận | Hiệu số | Điểm |
---|